Nâng mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn, dáng mũi nhanh đẹp, giảm viêm nhiễm… Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ là tác nhân ảnh hưởng tới quá trình ổn định dáng mũi và tăng các nguy cơ biến chứng sau nâng mũi. Hãy cùng Dr.Hải Lê tìm hiểu sau nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì?

Nâng mũi phải kiêng những gì?

Nâng mũi nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin A

Trái cây, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật …rất giàu Viatmin A giúp làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo nhanh chóng, cho vết thương nhanh lành và thẩm mỹ hơn.

Thực phẩm giàu Calo – Protein

Điển hình như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, cá nước ngọt, phô mai, sữa, trứng . .. Các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả cho vết thương nhanh lành hơn.

Uống nhiều nước

Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước hằng ngày sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt nên bổ sung thêm các loại nước trái cây như cam, thơm, đu đủ….

uống nhiều nước - nâng mũi kiêng gì

* Lưu ý: Thịt gà, thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu protein và vitamin A rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên với những trường hợp bị dị ứng thịt gà có thể gây sưng viêm khiến vết thương lâu lành.

Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, sau phẫu thuật nâng mũi bạn nên kiêng một số thực phẩm như:

  • Thịt bò: Ăn thịt bò trong quá trình lành thương có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Rau muống: Có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương nên rau muống có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương
  • Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật
  • Đồ nếp – đậu phộng: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non.
  • Thực phẩm lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, khiến cơ thể lâu phục hồi sau phẫu thuật
  • Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ khiến quá trình lành thương lâu hơn, tăng nguy cơ sưng viêm sau nâng mũiChất kích thích: Chất kích thích (thuốc lá, cần sa, thuốc lắc…) có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.

Nâng mũi ăn kiêng trong vòng bao lâu?

Lưu ý – thời gian nên ăn kiêng: Đối với các thực phẩm như thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống… thì sau 1 tháng có thể ăn uống bình thường.

Còn đối với rượu bia và các chất kích thích thì tốt nhất kiêng từ 3 – 6 tháng cho đến khi mũi ổn định hẳn mới nên sử dụng.

Hy vọng sau những thông tin này có ích, các bạn sẽ biết cách sau nâng mũi nên kiêng ăn gì nhé. Hãy nhớ ăn uống phù hợp để mũi không bị sưng hoặc biến chứng sau phẫu thuật!

Kết luận nâng mũi nên ăn gì cho mau lành?

Sau khi nâng mũi, quá trình chăm sóc hậu phẫu và chế độ ăn uống chiếm 70% quyết định sự hoàn thiện chiếc mũi của bạn. Trên đây, Dr.Hải Lê đã chỉ ra những thực phẩm gây ảnh hưởng tới quá trình lành thương sau khi nâng mũi. Có thể khiến vết thương lâu lành hơn, vết thương không đẹp hay thậm chí là sưng viêm… Để vết thương mau chóng lành hơn, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ chăm sóc hậu phẫu mà bác sĩ đã tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo